Controller trong Laravel
Controller trong Laravel là gì và nó có tác dụng gì? cách dùng Controller trong Laravel thế nào? Trong hướng dẫn này chúng ta cùng đi tìm hiểu rõ hơn về Controller trong Laravel
Trong các hướng dẫn trước thì mình thường code logic vào trong function callback của route, nhưng trong thực tế không ai làm thế, mình viết vậy chỉ để mọi người dễ hiểu code thôi, bình thường trong các dự án thực tế có rất nhiều route nên nếu để logic code trong đó luôn thì làm file sẽ khó nhìn và dung lượng file sẽ trở nên lớn hơn. Để giải quyết vấn đề đó chúng ta sử dụng Controller trong Laravel.
Trong Laravel, Controller sẽ là nơi chứa các logic code thay thế cho route. Lúc này bạn có thể gom nhóm một loạt các logic có chung một nghiệp vụ vào một class cho dễ quản lý.
VD: Controller UserController
sẽ chứa các logic liên quan đến user như hiển thị, tạo mới, update, xóa,...
Mặc định, Controller trong Laravel được đặt trong thư mục app/Http/Controllers
.
Tạo Controller trong Laravel.
Trong Laravel tất cả các controller đều phải kế thừa class Controller(App\Http\Controllers\Controller
). Nếu không kế thừa class Controller này thì bạn sẽ không sử dụng được các tính năng kèm theo của Laravel như middleware
, authorize
,... bằng việc gọi phương thức.
Để tạo mới một controller trong Laravel các bạn sử dụng artisan command hoặc có thể tạo bằng tay. Đối artisan command các bạn sử dụng câu lệnh:
Lệnh
php artisan make:controller ControllerName
Trong đó: ControllerName
là tên của controller các bạn muốn tạo.
VD: Mình sẽ tạo mới một controller là ContactController
.
Ví dụ
php artisan make:controller ContactController
Lúc này Laravel sẽ generate cho các bạn một file ContactController.php
nằm trong thư mục app/Http/Controllers
có nội dung như sau (lưu ý: nội dung có thể thay đổi tùy vào version):
Ví dụ
<?php
namespace App\Http\Controllers;
use Illuminate\Http\Request;
class ContactController extends Controller
{
//
}
Trong trường hợp bạn muốn tạo controller trong một thư mục con nằm trong app/Http/Controllers
thì các bạn chỉ cần điền ControllerName
là path chứa thư mục con đó kèm controller name.
VD: Tạo mới controller ContactController
trong thư mục app/Http/Controllers/Pages
.
Ví dụ
php artisan make:controller Pages/ContactController
Lúc này ở route các bạn muốn assign logic cho controller các bạn truyền tham số thứ 2 là một mảng với tham số đầu tiên là class path của controller, tham số thứ 2 là method thực thi.
VD: Mình sẽ thêm method show vào trong ContactController
vừa tạo ở trên để hiển thị view đồng thời assign vào route với path /contact
.
- app/Http/Controllers/ContactController.php
Ví dụ
<?php
namespace App\Http\Controllers;
use Illuminate\Http\Request;
class ContactController extends Controller
{
public function show()
{
return view('contact.form');
}
}
- routes/web.php
Ví dụ
use App\Http\Controllers\ContactController;
use Illuminate\Support\Facades\Route;
Route::get('/contact', [ContactController::class, 'show']);
Single Action Controller.
Trong một vài trường hợp nếu bạn chỉ muốn một controller class thực thi một hành động duy nhất, thì các bạn cũng có thể thêm một phương thức như phần trên rồi assign chúng vào route. Hoặc có thể viết chúng trong phương thức __invoke
rồi trong route các bạn sẽ không cần phải truyền thêm phương thức.
VD: Single action Controller.
- app/Http/Controllers/ProvisionServer.php
Ví dụ
class ProvisionServer extends Controller
{
/**
* Provision a new web server.
*
* @param int $id
* @return \Illuminate\Http\Response
*/
public function __invoke()
{
// ...
}
}
- routes/web.php
Ví dụ
use App\Http\Controllers\ProvisionServer;
use Illuminate\Support\Facades\Route;
Route::get('/contact', ProvisionServer::class);
Đối với trường hợp các bạn muốn tạo một controller như trên, các bạn có thể truyền thêm option --invokable
khi chạy make:controller
artisan command.
VD: Tạo single action controllerProvisionServer
Ví dụ
php artisan make:controller ProvisionServer --invokable
Middleware trong Controller.
Ở bài middleware mình mới chỉ hướng dẫn mọi người cách assign middleware vào trong route thôi. Và trong Laravel các bạn có thể assign middleware vào trong controller với method middleware.
VD: Mình sẽ assigne middleware auth vào trong controller UserController
.
Ví dụ
class UserController extends Controller
{
/**
* Instantiate a new controller instance.
*
* @return void
*/
public function __construct()
{
$this->middleware('auth');
}
}
Nếu bạn muốn chỉ định middleware hoạt động cho một vài method nào đó trong controller các bạn có thể đặt middleware trong method đó. Hoặc sử dụng phương thức only
.
VD: middleware cho hành động edit
trong UserController
.
Ví dụ
<?php
namespace App\Http\Controllers;
use Illuminate\Http\Request;
class UserController extends Controller
{
public function __construct()
{
$this->middleware('auth')->only('edit');
}
public function edit()
{
//
}
}
Hoặc
Ví dụ
<?php
namespace App\Http\Controllers;
use Illuminate\Http\Request;
class UserController extends Controller
{
public function edit()
{
$this->middleware('auth');
}
}
Nếu bạn muốn middleware hoạt động với tất cả action trong controller và bỏ qua một vài action nào đó, các bạn có thể sử dụng phương thức except
.
VD: assign middleware auth cho controller UserController
và bỏ qua action index
và show
.
Ví dụ
$this->middleware('auth')->except(['index', 'show']);
// hoặc
$this->middleware('auth')->except('index', 'show');
Resource Controller.
Resource controller trong Laravel là một dạng controller cung cấp sẵn các action index
, create
, store
, show
, edit
, update
, destroy
để thực thi các hành động CRUD data.
Để tạo resource controller trong Laravel các bạn sử dụng command:
Ví dụ
php artisan make:controller ControllerName --resource
Trong đó: ControllerName
là tên của controller các bạn muốn tạo.
VD: Mình sẽ tạo một resource controller là PhotoController
.
Ví dụ
php artisan make:controller PhotoController --resource
Lúc này Laravel sẽ sinh ra cho chúng ta file app/Http/Controllers/PhotoController.php
có nội dung như sau:
Ví dụ
<?php
namespace App\Http\Controllers;
use Illuminate\Http\Request;
class PhotoController extends Controller
{
/**
* Display a listing of the resource.
*
* @return \Illuminate\Http\Response
*/
public function index()
{
//
}
/**
* Show the form for creating a new resource.
*
* @return \Illuminate\Http\Response
*/
public function create()
{
//
}
/**
* Store a newly created resource in storage.
*
* @param \Illuminate\Http\Request $request
* @return \Illuminate\Http\Response
*/
public function store(Request $request)
{
//
}
/**
* Display the specified resource.
*
* @param int $id
* @return \Illuminate\Http\Response
*/
public function show($id)
{
//
}
/**
* Show the form for editing the specified resource.
*
* @param int $id
* @return \Illuminate\Http\Response
*/
public function edit($id)
{
//
}
/**
* Update the specified resource in storage.
*
* @param \Illuminate\Http\Request $request
* @param int $id
* @return \Illuminate\Http\Response
*/
public function update(Request $request, $id)
{
//
}
/**
* Remove the specified resource from storage.
*
* @param int $id
* @return \Illuminate\Http\Response
*/
public function destroy($id)
{
//
}
}
Lúc này để assign route cho resource controller các bạn sử dụng phương thức resource.
VD: routes/web.php
Ví dụ
use App\Http\Controllers\PhotoController;
use Illuminate\Support\Facades\Route;
Route::resource('photos', PhotoController::class);
Để xem danh sách các route các bạn sử dụng command:
Ví dụ
php artisan route:list
Kết quả:
Như các bạn cũng đã thấy các action tương ứng với các route, route name,... Mình khỏi phải giải thích nhiều :D
Trong trường hợp bạn muốn sử dụng thêm route model binding trong route trong resource controller các bạn có thể sử dụng command
Ví dụ
php artisan make:controller ControllerName --resource --model=ModelName
Trong đó ModelName
là model mà bạn muốn auto binding.
Trong một số trường hợp, bạn không muốn sử dụng tất cả các action trong controller thì ở route các bạn sử dụng phương thức except
để xác định các action không muốn sử dụng.
VD: Loại bỏ action index
và show
trong controller PhotoController
.
Ví dụ
Route::resource('photos', PhotoController::class)->except([
'index', 'show'
]);
Hoặc các bạn có thể sử dụng phương thức only
để xác định các action được phép sử dụng.
VD: Chỉ sử dụng action index
và show
trong controller PhotoController
.
Ví dụ
Route::resource('photos', PhotoController::class)->only([
'index', 'show'
]);
Trong một số trường hợp, bạn muốn thay đổi route name cho một action nào đó trong resource controller các bạn có thể sử dụng phương thức names
.
VD: Thay đổi route name cho action create
thành photo.build
.
Ví dụ
Route::resource('photos', PhotoController::class)->names([
'create' => 'photos.build'
]);
Bạn cũng có thể thay đổi route parameters cho resource controller, bằng cách sử dụng phương thức parameters
.
VD: Thay đổi parameter photo
thành photo_id
.
Ví dụ
Route::resource('photos', PhotoController::class)->parameters([
'users' => 'photos_id'
]);
API Resource Routes.
Trong trường hợp ứng dụng của bạn chỉ cần cung cấp các action như một API Resfull. Thì bạn có thể sử dụng API Resource route. Lúc này các route sẽ bỏ qua các action create
, edit
.
VD: Chuyển PhotoController
trên về API resource route.
Ví dụ
use App\Http\Controllers\PhotoController;
Route::apiResource('photos', PhotoController::class);
Bạn có thể chạy route:list để xem kết quả.