Hướng dẫn
Quảng cáo

Hướng dẫn chi tiết các loại đối sánh trong Google Ads

Hướng dẫn chi tiết cách dùng các loại đối sánh trong Google Ads để tối ưu hiệu quả, tiết kiệm khi chạy chiến dịch quảng cáo Google Ads

Bước quan trọng nhất trong cài đặt Google Ads (Google Adwords) chính là lựa chọn tự khóa. Tại bước này, có nhiều loại đối sánh để bạn sử dụng tùy mục loại từ khóa bạn chọn. Vậy sử dụng các loại đối sánh trong Google Ads như thế nào để tối ưu hiệu quả chiến dịch quảng cáo Google sẽ hướng dẫn chi tiết trong bài viết này.


Để minh họa cho các bạn dễ hiểu, chúng ta sẽ lấy một ví dụ là chúng ta sẽ quảng cáo cho dịch vụ “thuê xe máy” tại khu vực Hà Nội nhé.

Đối sánh rộng

Đối sánh rộng là đối sánh mà chỉ cần có một từ trong đoạn khóa bạn nhập vào thì quảng cáo sẽ hiển thị. Không biệt có dấu hay không.

Ví dụ từ khóa: thuê xe máy. Thì trong tìm kiếm chỉ cần có chữ máy hay may thì quảng cáo cũng hiển thị. Chẳng hạn khi tìm thuê xe cẩu nó cũng hiển thị luôn. Rất lãng phí đúng không.

Dùng đối sánh rộng rất nguy hiểm và mau hết ngân sách, để dùng đối sánh rộng an toàn thì bạn phải dùng chung với đối sánh phủ định. Bạn cũng cần phải thật hiểu sản phẩm của chính mình để lập ra một danh sách đối sánh phủ định.

Mẹo: Bạn không nên dùng đối sánh rộng mà hãy dùng đối sánh rộng có điều kiện.

Đối sánh rộng có điều kiện

Đối sánh rộng có điều kiện là đối sánh mà bắt buộc phải có tất cả các từ trong đoạn từ khóa bạn nhập thì quảng cáo mới hiển thị. Không phân biệt dấu hay không. Không phân biệt vị trí các từ. Và cú pháp phải có dấu “+” trước các từ.

Ví dụ từ khóa: +thuê +xe +máy. Thì khi tìm kiếm thuê xe cẩu sẽ không hiển thị vì không đủ 3 từ đó. Khi tìm xe máy thuê sẽ hiển thị vì không phân biệt vị trí các từ. Khi tìm thuê xe máy Hồ Chí Minh sẽ hiển thị vì đầy đủ 3 từ đó nhưng bạn đang cho thuê ở Hà Nội thì cũng sai rồi đúng không.

Mẹo: Vậy thì Đối sánh rộng có điều kiện tuy an toàn hơn đối sánh rộng bình thường nhưng mà vẫn phải dùng kết hợp với đối sánh phủ định thì mới an toàn tuyệt đối. Đối sánh rộng có điều kiện được dùng khá nhiều khi bạn có nhiều từ khóa dài mà bạn nghĩ khách hàng sẽ tìm, bạn hãy yên tâm dùng.

Đối sánh cụm từ

Đối sánh cụm từ là đối sánh mà quảng cáo sẽ hiển thị khi tìm từ khóa tìm kiếm có chứa cụm từ đó. Có phân biệt dấu. Cụm từ phải để trong dấu ngoặc kép.

Ví dụ từ khóa: “thuê xe máy”. Thì khi tìm xe máy thuê quảng cáo sẽ không hiển thị. Khi tìm giá thuê xe máy quảng cáo sẽ hiển thị. Khi tìm thue xe may hcm quảng cáo sẽ không hiển thị vì có phân biệt dấu. Khi tìm thuê xe máy chở đồ thì sẽ hiển thị nhưng bạn đang cho thuê xe máy tự lái cơ mà.

Mẹo: Đối sánh cụm từ được dụng khá nhiều vì nó an toàn. Giúp đảm bảo được đúng sản phẩm bạn đang bán. Tuy nhiên bạn cũng nên loại trừ một số tính từ bằng đối sánh phủ định.

Đối sánh chính xác

Đối sánh chính xác là đối sánh mà quảng cáo sẽ hiển thị khi từ khóa tìm kiếm chứa đúng bằng từ khóa đó. Từ khóa phải dùng trong ngoặc vuông. Có phân biệt dấu.

Ví dụ từ khóa: [thuê xe máy hà nội]. Khi tìm thuê xe máy hà nội quảng cáo mới hiển thị, còn lại tất cả đều không hiển thị.

Đối sánh chính xác vì quá an toàn nên có thể mất một lượng khách hàng tiềm năng của bạn. Chẳng hạn người ta tìm giá của dịch vụ bạn đang cho thuê thì chẳng thấy được quảng cáo. Vì thế nên dùng chung với đối sánh rộng và đối sánh cụm từ.

Cảnh báo: Đối sánh chính xác ít được dùng. Bạn chỉ dùng khi bạn chắc chắn rằng khách hàng sẽ chỉ tìm từ khóa đó để mua sản phẩm, tìm dịch vụ của bạn.

Đối sánh phủ định

Đối sánh phủ định là đối sánh mà quảng cáo sẽ không xuất hiện nếu từ khóa tìm kiếm chứa các từ này. Có dấu “-” phía trước các từ.

Ví dụ từ khóa: -hồ -chí -minh. Thì khi tìm kiếm thuê xe máy hồ chí minh, quảng cáo sẽ không hiển thị.

Đối sánh phủ định sẽ dùng kết hợp với các loại đối sánh trên để loại trừ bớt những từ khóa không đúng tính từ của sản phẩm, dịch vụ bạn đang bán.

Lời kết

Như vậy qua bài viết này chúng ta đã phân biệt được các loại đối sánh trong Google Ads (Google Adwords) rồi đúng không. Tóm lại chúng ta sẽ dùng đối sánh rộng có điều kiện và đối sánh cụm từ thường xuyên. Dùng kết hợp với đối sánh phủ định. Khi nào đã chắc chắn là khách hàng đã nhận thức được từ khóa thì ta sẽ dùng đối sánh chính xác. Nếu bạn cần giải đáp hay góp ý hãy liên hệ với chúng tôi nhé.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Bài viết mới

Advertisements