Thông báo Lỗi 404 hay 404 Not Found được trả lại khi người dùng truy cập một URL không còn tồi tại. Bài viết hướng dẫn cách xử lý lỗi 404 và khi nào nên chọn 301 Redirect hay dùng 404 Error Message, cũng như một số ý tưởng thông báo 404 Not Found một cách sáng tạo và thân thiện với người dùng.
404 Not Found là gì?
Lỗi 404 hay 404 Not Found là thông báo về một đường liên kết không còn tồn tại. Khi người dùng click vào đường link đó, theo mặc định trình duyệt sẽ xuất hiện một thông báo tương tự như sau:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến Error 404: người dùng đánh sai địa chỉ trang web, URL thay đổi mà bạn không khai báo hay chuyển hướng, người dùng đi theo một liên kết sai từ một website khác khi bạn thay đổi, xóa landing page cũ.
Lỗi 404 ảnh hưởng thế nào đến SEO?
404 Not Found thường được coi là không mong muốn và ảnh hưởng theo chiều hướng xấu đến quá trình làm SEO của một website. Điều này đặc biệt đúng khi tỉ lệ trang 404 Not Found xảy ra cao bất thường, vì nó có thể là dấu hiệu của những vấn đề crawling và kĩ thuật SEO nghiêm trọng. Việc gặp quá nhiều lỗi 404 trong khi bots crawl hệ thống links của bạn có thể gây khó khăn trong việc tiếp tục crawl các link khác. Ngoài ra quá nhiều lỗi 404 là một yếu tố để search engines trừ điểm và làm sụt ranking website của bạn.
Về phương diện người dùng, việc gặp nhiều trang 404 trên một website cho một trải nghiệm lướt web tồi, tỉ lệ thoát bounce rate cao, tương tác người dùng thấp, làm giảm trafficvà ranking ở SERPs.
Xử lý Lỗi 404 - Redirect 301 hay Trang thông báo 404?
Với 404 Not Found, bạn có thể tự động 301 Redirect người dùng sang một trang đích khác, trang chủ hoặc để Trang thông báo 404 và để người dùng tự quyết định bước tiếp theo.
Nếu nội dung được link đến website của bạn đã hoàn toàn bị xóa bỏ, hay người dùng gõ sai chính tả, bạn nên sử dụng trang thông báo 404 được thiết kế thân thiện.
Mặt khác, nếu nội dung được link đến website của bạn đã bị di chuyển hoặc thay đổi URL, bạn nên sử dụng redirect 301 để tận dụng những liên kết có sẵn.Trong trường hợp đổi tên domain, bạn có thể sử dụng công cụ Change of Address trong Webmaster Tools để khai báo với Google.
Tuy nhiên với một số website lớn, đặc biệt E-commerce hay online publication, có nhiều yếu tố cần được cân nhắc để xác định khi nào dùng Trang thông báo 404, khi nào dùng Redirect 301. Nếu một page có nhiều đường liên kết quan trọng và nhiều người xem, bạn nên sử dụng 301 Redirect tới những trang có nội dung liên quan để duy trì traffic và ranking.
Làm thế nào để loại bỏ lỗi 404?
Webmaster có thể sử dụng redirect 301 để chuyển traffic qua trang 404 đến những trang có nội dung liên quan hoặc trang chủ. Để làm được việc này, webmaster cần thường xuyên kiểm tra định kỳ website của mình để xác định link hỏng và có bước khắc phục. Các công cụ chính để xác định link hỏng trên website của bạn bao gồm:
Google Webmaster Tools
Từ đây bạn có thể click vào từng link để biết tại sao link hỏng
Ngoài ra còn có nhiều công cụ khác.
Bạn có thể sử dụng Xenu để kiểm tra các website của mình:
Internet Marking Ninjas
LinkTiger
W3C Link Checker
Nếu website của bạn chạy trên nền tảng Word Press, bạn có thể dùng Broken Link Checker plugin
Làm thế nào để tạo ra một trang 404 tốt nhất?
Thực tế 404 Not Found là một phần không thể tránh khỏi trong quá trình lướt web và không nhất thiết là một “lỗi” tiêu cực cần khắc phục.
Một trang 404 thân thiện với người dùng, đồng nhất và mang cá tính của website và business của bạn sẽ tốt hơn nhiều một bảng thông báo “lạnh lùng” – Not Found. Một trang 404 có ích sẽ cho người dùng biết vì sao tìm kiếm của họ lại Not Found – do họ gõ sai địa chỉ, nội dung đã bị dời đi, do website, server, hay tín hiệu mạng.
Cụ thể, khi thiết kế trang 404 chúng ta cần quan tâm đến những vấn đề sau:
Sử dụng ngôn ngữ thân thiện thông báo, giải thích với người xem rằng trang này không tồn tại
Cân nhắc hiển thị một danh sách các trang ưa thích, trang có nội dung liên quan đến trang bị lỗi vào trang 404, là những trang mà mọi người rất quan tâm trong site của bạn.
Cân nhắc thêm đường liên kết về trang chủ.
Cân nhắc một liên kết về sitemap của bạn
Tạo một form đơn giản để người xem có thể báo cáo những link hỏng này một cách nhanh nhất
Thêm một box search để người xem có thể gõ ngay các keyword khác họ muốn tìm
Thiết kế trang 404 như mọi trang của website, từ giao diện, bố cục trình bày, màu sắc và logo – một thiết kế nhất quán.
Trang 404 được thiết kế đơn giản và dễ hiểu, đôi khi bạn cũng có thể thiết kế ấn tượng và hài hước.
Một số ví dụ trang 404 xuất sắc
Trang 404 của báo The New York Times
Đơn giản, đẹp, đầy đủ các chức năng: ô tìm kiếm, danh sách liên kết gợi ý , form báo cáo lỗi; đặc biệt là lời thông báo lỗi ngọt ngào: We’re sorry, we seem to have lost this page, but we don’t want to lose you.
Trang 404 của Twitter
Phong cách minimal đặc trưng của Twitter vẫn được giữ nguyên; logo, chuyển hướng, màu sắc, thiết kế nhất quán, làm người xem vẫn nhận ra thương hiệu quen thuộc của Twitter.
Trang 404 của website bán hàng: 37 Signals
Một lời giải thích không thể rõ ràng hơn về lý do có thể dẫn bạn đến trang 404 này, cộng thêm liên kết đến những sản phẩm và dịch vụ chính của site.
Một số trang 404 khác:
Người thiết kế trang 404 cho website game này chắc chắn hiểu rõ người dùng của mình
Và những trang 404 có nội dung hài hước thì luôn được ưa thích
Tham khảo thêm tại: Những trang lỗi 404 Hay và Sáng tạo
Kết luận
404 Not Found xảy ra khi một đường liên kết không còn tồn tại và là một phần không thể bỏ qua trong xây dựng và quản trị một website. Lỗi 404 nếu không được quan tâm xử lý hoặc có giải pháp đúng đắn có thể ảnh hưởng đến SEO của một website.
Với 404 Not Found, bạn có thể lựa chọn sử dụng Redirect 301 để đưa người dùng đến nội dung liên quan khác hoặc trình bày một Trang thông báo 404, tùy theo nguyên nhân dẫn đến 404 và đặc điểm của website. Nếu thực hiện đúng cách bạn có thể biến 404 thành trợ thủ có ích cho website của bạn và giữ được người dùng ở lại sử dụng website của mình.