Các thì trong tiếng Anh
Mệnh đề và cụm từ
Từ loại tiếng Anh
Bổ sung
Mẫu câu
Các từ dễ nhầm lẫn
Quảng cáo

Động từ

Bài viết này giúp các bạn tổng hợp lại các kiến thức về động từ trong tiếng Anh.

Động từ là bộ phận quan trọng cấu tạo thành một câu hoàn chỉnh. Trong tiếng Anhđộng từ được sử dụng rất phức tạp và có nhiều cách chia khác nhau.Hãy cùng VZN.VN tìm hiểu về động từ trong tiếng Anh qua bài viết này nhé.

I. Động từ trong tiếng Anh là gì?

Động từ là những từ dùng để diễn tả một hành động nào đó hoặc diễn tả một trạng thái của chủ ngữ. Tiếng Việt cũng có động từ như ăn, uống, viết bài, lái xe, ... và đó cũng là động từ trong tiếng Anh. Tuy nhiên cách sử dụng động từ trong tiếng Anh phức tạp hơn rất nhiều so với tiếng Việt.

Các động từ diễn tả hành động như: play (chơi), skip (nhảy), run (chạy), walk (đi bộ), push (đẩy), ...

Còn động từ diễn tả trạng thái là những động từ liên quan đến cảm xúc như: feel (cảm thấy), seem (dường như), think (nghĩ), ...

Ví dụ:

I play football – Tôi chơi bóng đá.
Động từ play (chơi) để diễn tả cho hành động chơi bóng đá.

I feel happy – Tôi cảm thấy hạnh phúc.
Feel (cảm thấy) diễn tả trạng thái cảm thấy hạnh phúc của chủ ngữ tôi.

Nhấn mạnh: Trong một câuđơn hay một mệnh đề thì chỉ có duy nhất một động từ được chia thì (thì động từ), các động từ còn lại đều phải chia theo dạng (dạng động từ), đây là điều bắt buộc khi sử dụng động từ trong câu.

Câu hỏi đặt ra bây giờ là thì động từ là gì?dạng động từ là gì?

Thì động từ (Verb Tenses)

Đây là động từ cho ta biết thời gian mà hành động hoặc sự việc đó xảy ra. Ví dụ với động từ eat sẽ được chia như sau:

Động từ Thì động từ
eat Hiện tại đơn cho (I/you/we/they)
eats Hiện tại đơn cho ngôi thứ ba số ít (cho he/she/it)
ate Quá khứ đơn

Rõ ràng khi nhìn vào ba dạng động từ trên là ta biết được nó đang được chia ở thì nào.

Dạng động từ (Verb Forms)

Đây chỉ là những hình thức khác nhau của động từ, nhìn vào đó ta không thể biết được nó đang nằm ở thời gian nào, tức không biết đang nằm ở thì nào.

Động từ Thì động từ
to eat không rõ ràng lắm
eating chỉ biết là thì tiếp diễn, không biết là hiện tại, quá khứ hay tương lai
eaten chỉ biết là hoàn thành, không biết là hiện tại, quá khứ hay tương lai

II. Vị trí thường gặp của động từ

Vị trí thường gặp của động từ thường là đứng sau chủ ngữ và đứng sau các trạng từ chỉ tần suất (often, always, usually, sometimes, never, seldom).

Động từ đứng sau chủ ngữ

I watch TV

Động từ đứng sau các trạng từ chỉ tần suất

I always get up early.

Trường hợp trong một câu vừa có động từ tobe vừa có trạng từ chỉ tần suất thì trạng từ sẽ đứng sau động từ tobe nhé.

It’s usually cold in the winter (Trời thường lạnh vào mùa đông)

III. Cách phân loại động từ

Động từ được chia thành rất nhiều loại khác nhau và một số loại thường gặp nhất là:

1. Nội động từ (Intransitive verbs)

Là động từ dùng để diễn tả hành động thực hiện của người nói,những hành động này không tác động đến bất kỳ đối tượng nào. Hay nói cách khác nội động từ là những động từ không cần có một tân ngữ theo sau.

Ví dụ:

Hoa walks in the morning
Hoa đi bộ vào buổi sáng thì in the morning là cụm từ chỉ thời gian không phải là tân ngữ

2. Ngoại động từ (Transitive verbs)

Là động từ diễn tả hành động gây ra trực tiếp lên một người hay một vật nào đó.

Ví dụ:

He killed the cat
Câu ta đã giết chết con mèo

3. Trợ động từ (Auxiliary verb)

Là những từ được theo sau động từ tạo thành một nghĩa khác.

Các trợ động từ thường gặp là: to have, to do và các động từ khiếm khuyết như can, may, might, should, will, …

Ví dụ:

I have worked in this company for three years
(Tôi đã làm việc trong công ty này được 3 năm)
Trợ động từ to have (have) hỗ trợ động từ to work (worked) để tạo nên thì hiện tại hoàn thành.

He can run very fast
Câu ta có thể chạy rất nhanh

4. Động từ liên kết (Linking verbs)

Là những động từ dùng để nối chủ ngữ với các bộ phận khác trong câu. Các động từ liên kết thường gặp trong câu đó làlook (trông có vẻ), sound (nghe có vẻ), become (trỏ nên), smell ( ngửi thấy, có vẻ)

Ví dụ:

Lunch smells good
( Bữa trưa ngửi thấy có vẻ ngon)

5. Động từ bất quy tắc (Irregular verbs)

Là động từ không thêm edở thì quá khứ đơn và quá khứ phân từ, được thành lập không theo quy tắc nhất định nào mà chúng ta phải học thuộc các động từ này ở trong bảng động từ bất quy tắc.

Ví dụ:

buy-> bought -> bought
drink -> drank -> drunk

6. Động từ thường (Ordinary verbs)

Những động từ không thuộc các dạng trên gọi là động từ thường.

III/ Cách thêm V-ed sau động từ và phát âm

Trong phần này mình sẽ hướng dẫn bạn cách thêm -ed và cách phát âm.

1. Cách thêm -ed sau động từ

Thêm -ed dùng để thành lập thì quá khứ đơnquá khứ phân từ.

Thường thì chúng ta sẽ thêm “ed” vào động từ nguyên mẫu:

work -> worked
walk -> walked
look -> looked

Động từ tận cùng bằng “e” thì chỉ cần thêm “d”:

Live -> lived
like -> liked
move -> moved

Động từ kết thúc bằng một phụ âm mà phía trước nó có một nguyên âm (u, e, o, a, i):

TH1: Nếu động từ kết thúc bằng phụ âm h, w, y, x thì ta chỉ thêm “ed” mà không gấp đôi phụ âm

Allow -> allowed
follow -> followed

TH2:Đối với động từ 1 âm tiết và động từ 2 âm tiết có trọng âm ở sau ta phải gấp đôi phụ âm rồi thêm “ed”

stop -> stopped
travel -> travelled

TH3: Đối với động từ có 2 âm tiết có trọng âm ở âm tiết đầu ta chỉ thêm “ed” mà không gấp đôi phụ âm

Listen -> listened
Enter → entered

Động từ kết thúc bằng phụ âm “y”mà trước âm “y” là một nguyên âm ta chỉ thêm “ed”:

Play -> played
Stay -> stayed

Động từ kết thúc bằng phụ âm “y”mà trước âm “y” là một phụ âm ta biến “y” thành “i” rồi thêm “ed”:

study -> studied
hurry -> hurried
carry -> carried

2. Cách phát âm động từ sau khi thêm ed

Cách phát âm động từ đuôi ed cũng rất quan trọng, dưới đây VZN.VNchia sẽ bạn 3 cách phát âm động từ đuôi ed như sau.

1/ Ed được phát âm là /id/

Phát âm /id/ khi đông từ có kết thúc bằng âm “t “ hoặc “d”

crowded -> /ˈkraʊdɪd/
wanted -> /wɒntɪd/

2. Ed được phát âm là /t/

V-ed được phát âm là <kbd>/t/</kbd> khi động từ kết thúc bằng các âm/s/, /f/, /p/, /ʃ/, /tʃ/, /k/ và những động từ có từ phát âm cuối là “s”

Walked -> /ˈwɔːkt/ - đi bộ
Hoped -> /həʊpt/ - hy vọng
Fixed -> /fikst/ - sửa chữa
Washed -> /wɔːʃt/ - giặt
Watched/wɑːtʃt/ - xem

3/ Ed được phát âm là /d/

V-ed được phát âm là /d/ trong các trường hợp còn lại.

Played-> /pleid/ - chơi
Lived-> /ˈlɪvd/ - sống
Smiled -> /smaild/ - cười
Opened ->/ˈəʊpənd/ - mở

Ngoài ra bạn cần lưu ý đối với động từ thêm ed được sử dụng làm tính từ thì đuôi–edđược phát âm là /id/.

Aged->/’eidʒid/:cao tuổi
used ->/juːsd/: sử dụng
learned->/’lɜ:nid/:có học thức, thông thái, uyên bác
dogged-> /ˈdɒɡɪd/: kiên cường
blessed->/’blesid/:thần thánh, thiêng liêng
crooked->/’krʊkid/:cong, oằn, vặn vẹo
naked-> /’neikid/:trơ trụi, trần truồng
ragged-> /’rægid/:rách tả tơi, bù xù)
wicked-> /’wikid/:tinh quái, ranh mãnh, nguy hại
wretched-> /’ret∫id/:khốn khổ, bần cùng, tồi tệ
hatred -> /ˈheɪtrɪd/: căm ghét
crabbed-> /kræbd/: càu nhàu, gắt gỏng

IV. Cách thêm ing sau động từ

Cách thêm -ing dùng để thành lập thì hiện tại phân từ(present participle), thì hiện tại tiếp diễn (Continuous Tenses) và để tạo thành động danh từ (Gerund).

Thường thì ta thêm “ing” và cuối động từ nguyên mẫu.

walk -> walking
do -> doing
eat -> eating
go -> going

Động từ tận cùng bằng “e” thì bỏ “e” trước khi thêm -ing

live -> living
love -> loving
like -> living
take -> taking

Động từ tận cùng bằng “ie” thì phải đổi thành ;y” trước khi thêm -ing

die -> dying
lie -> lying

Động từ một âm tiết tận cùng bằng 1 nguyên âm + 1 phụ âm và động từ được nhấn mạnh ở âm tiết cuối thì phải gấp đôi phụ âm cuối trước khi thêm -ing

run -> running
win -> winning
put -> putting

Trường hợp động từ có 2 âm tiết, tận cùng bằng “l” và được nhấn mạnh ở âm tiết thứ nhất ta cũng gấp đôi phụ âm cuối trước khi thêm -ing.

travel --> travelling

V/ Nguyên tắc cần biết khi sử dụng động từ trong câu

Sau đây là một số nguyên tắc khi sử dụng câu trong tiếng Anh, đó là:

Lưu ý: trong phần này mình có nhắc đến hai khái niệm là chia ở thìchia ở dạng, bạn hãy quay lại phần 1 để xem khái niệm của nó nhé.

Thứ nhất, trong mỗi một câusẽ có 1 động từ được chia ở thì nào đó.

Ví dụ:

The car is new -> is là động từ chia ở thì hiện tại đơn
I was born in Dak Lak -> was là động từ chi ở thì quá khứ đơn
Igotmarriedfor different reasons -> got decided là động từ chia ở thì hiện tại hoàn thành

Thứ hai, nếu trong 1 câu có nhiều mệnh đề và mỗi mệnh để sẽ có 1 chủ ngữ thì mỗi chủ ngữ sẽ có 1 động từ chia ở thì (tùy thuộc vào chủ ngữ là ngôi nào mà chia động từ sao cho đúng)

Ví dụ:

I like football anh Lan kikes badminton. Trong câu này có 2 mệnh đề với 2 chủ ngữ khác nhau và 2 động từ đều chia ở thì hiện tại đơn.

Thứ ba, trong một câu có một chủ ngữ nhưng cónhiều động từ thì sẽ có 1 động từ chia ở thì còn động từ còn lại sẽ chia ở dạng phù hợp

Ví dụ:

Ilookforward to hearing from you soon.
Trong câu này có 1 chủ ngữ và 2 động từ, một động từ chia ở dạng thì (look) và một động từ chia ở thì và một động từ chia ở dạng (to hearing)

Để phân biệt được động từ trong câu chia ở thì hay ởdạng bạn cần chú ý đến vị trị của động từ.Thường thì động từ ở thì sẽ đứng liền sau chủ ngữ còn động từ ở dạng thì được chia theo công thức riêng nào đó tùy thuộc vào mỗi câu.

Trên đây là những chia sẻ về động từ trong tiếng anh. Hi vọng những chia sẻ bổ ích trên sẽ giúp các bạn rõ hơn về các loại động từ trong tiếng anh và cách sử dụng. Chúc các bạn học tốt nhé.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Advertisements