Các thì trong tiếng Anh
Mệnh đề và cụm từ
Từ loại tiếng Anh
Bổ sung
Mẫu câu
Các từ dễ nhầm lẫn
Quảng cáo

Thì tương lai tiếp diễn

Hướng dẫn cách sử dụng (cấu trúc, dấu hiệu nhận biết ...) thì tương lai tiếp diễn trong tiếng Anh (Continuous future tense)

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu trúc, cách sử dụng vàcác dấu hiệu nhận biết thì tương lai tiếp diễn (Continuous future tense). Thì tương lai tiếp diễn có cấu trúc tương đối dễ học nên mình tin bạn sẽ dễ dằng nắm bắt trong bài này.

I. Thì tương lai tiếp diễn là gì?

Thì tương lai tiếp diễn được dùng để nói về 1 hành động đang diễn ra tại một thời điểm xác định trong tương lai.

Ví dụ: Tuần tới vào lúc này, tôi và mẹ đi mua sắm. Ta thấy hành động mua sắm đang diễn ra vào một thời điểm xác định trong tương lai là tuần tới vào lúc này, vì vậy ta sử dụng thì tương lai tiếp diễn để diễn đạt.

Cấu trúc ngữ pháp

S + will + be + V-ing

Trong đó:

  • S (subject): Chủ ngữ
  • Will: trợ động từ
  • Be: động từ “to be” ở dạng nguyên thể
  • V-ing: Động từ thêm đuôi –ing

Ví dụ:

He will be flying to Japan at all day tomorrow
(Anh ấy sẽ bay tới Nhật Bản suốt ngày mai)

Nghĩa là hành trình bay tới Nhật Bản đang diễn ra xuyên suốt vào ngày mai.

She will be working at the factory when you come tomorrow.
(Cô ấy sẽ đang làm việc tại nhà máy lúc bạn đến ngày mai)

Nghĩa là lúc bạn đến cho đến ngày mai, thì vấn đề cô ấy làm việc tại nhà máy vẫn đang diễn ra cho nên ta sử dụng thì tương lai tiếp diễn để diễn tả.

II. Các thể của thì tương lai tiếp diễn

Thì tương lai tiếp diễn có 3 thể chính:

1. Thể khẳng định

Dùng để khẳng định sự việc đang diễn ra tại một thời điểm xác định trong tương lai.

Cấu trúc

S + will + be + V-ing

Ví dụ:

I will be cooking dinner when she arrive.
(Tôi sẽ nấu bữa ăn tối khi cô ấy đến)

Hành động nấu ăn sẽ đang diễn ra tại thời điểm cô ấy đến nhà.

He will be working on the report at this time tomorrow.
(Anh ấy sẽ làm việc trên báo cáo vào thời điểm này vào ngày mai)

Nghĩa là hành động làm việc trên báo cáo sẽ đang diễn ra ngay tại thời điểm này vào ngày mai nên ta sử dụng thì tương lai tiếp diễn để diễn đạt.

2. Thể phủ định

Thể phủ định được thành lập bằng cách thêm not sau will.

Cấu trúc ngữ pháp

S + Will not/ won’t +be + V-ing

Trong đó: Will not = Won’t

Ví dụ:

They won’t be living in Da Lat next year.
(Họ sẽ không thể sống ở Đà Lạt vào năm tới)

Nghĩa là vào thời gian xác định năm tới việc sống ở đó sẽ không diễn ra, ta sử dụng thể phủ định của thì tương lai tiếp diễn để diễn đạt.

3. Thể nghi vấn

Là dạng đưa Will ra trước chủ ngữ S.

Cấu trúc ngữ pháp

Will + S + be + V-ing?

Trả lời:

Yes, S + will No, S + won’t

Ví dụ:

Will you be doing next week.
(Bạn sẽ được làm vào tuần tới phải không?)

Nghĩa là muốn biết vào tuần tới bạn có được làm hay không? ta sử dụng thể nghi vấn của tương lai tiếp diễn để diễn đạt.

III. Cách dùng thì tương lai tiếp diễn

Thì tương lai tiếp diễn thường được dùng để diễn tả:

1. Một hành động sẽ xảy ra vào một thời điểm nhất định trong tương lai.

Vào một thời gian nhất định trong tương lai có một sự việc, một hành động sẽ xảy ra thì ta sử dụng thì tương lai tiếp diễn để diễn đạt sự việc, hành động đó.

Ví dụ:

This time tomorrow I’ll be sitting on the train for Ha Noi.
(Vào giờ này vào ngày mai tôi đang ngồi trên tàu đến Hà Nội)

Thời gian đã được xác định rõ trong tương lai vào giờ này ngày mai cho nên sự việc ngồi trên tàu được dùng ở thì tương lai tiếp diễn.

2. Dùng kết hợp với thì hiện tại tiếp diễn khác để diễn đạt hai hành động đang song song xảy ra.

Sự việc nào xảy ra ở hiện tại thì dùng thì hiện tại tiếp diễn, sự việc nào ở tương lai thì sử dụng thì tương lai tiếp diễn.

Ví dụ:

Now we are learning English here, but by this time tomorrow we will be learning Math.
(Bây giờ chúng tôi đang học tiếng Anh ở đây, nhưng vào khoảng thời gian này ngày mai chúng tôi sẽ học Toán)

Hai sự việc xảy ra song song nhưng việc học tiếng Anh diễn ra ở hiện tại nên ta sử dụng thì hiện tại tiếp diễn, còn việc học Toán diễn ra ở tương lai nên ta sử dụng thì tương lai tiếp diễn để diễn đạt.

3. Được dùng để đề cập đến các sự kiện tương lai đã được xác định hoặc quyết định (không mang ý nghĩa tiếp diễn)

Khi có một sự kiện đã được xác định hay quyết định thực hiện thì ta sử dụng thì tương lai tiếp diễn để diễn đạt.

Ví dụ:

Professor Baxter will be giving another lecture on Roman glass-making at the same time next week.
(Giáo sư Baxter sẽ có một bài giảng khác về chế tạo thủy tinh La Mã vào cùng thời gian này tuần tới)

Giáo sư Baxter đã lên kế hoạch và quyết định thực hiện bài giảng về chế tạo thủy tinh La Mã vào thời gian này tuần tới vì vậy ta sử dụng thì tương lai tiếp diễn để diễn đạt .

4. Được dùng để đề cập đến những sự kiện được mong đợi là sẽ xảy ra theo một tiến trình thường lệ (nhưng không diễn đạt ý định của cá nhân người nói)

Một sự kiện hay sự việc xảy ra theo một tiến trình thường lệ thì ta sử dụng tương lai tiếp diễn để diễn đạt.

Ví dụ:

I will be seeing you one of these days, I expect.
(Tôi mong đợi sẽ được gặp bạn vào một ngày gần đây)

Sự việc gặp bạn được mong đợi sẽ xảy ra vào một ngày gần đây theo thường lệ, vì vậy ta sử dụng thì tương lai tiếp diễn để diễn đạt.

5. Dùng để dự đoán cho tương lai

Khi bạn dự đoán một điều gì đó có thể đang diễn ra thì bạn sử dụng thì tương lai tiếp diễn để diễn đạt.

Ví dụ:

Don’t phone now, they will be having dinner.
(Đừng gọi điện vào lúc này, có thể họ đang ăn tối)

Vào lúc này bạn dự đoán họ đang ăn tối nên ta sử dụng thì tương lai tiếp diễn để diễn đạt.

6. Diễn đạt lời đề nghị nhã nhặn muốn biết về kế hoạch của người khác

Khi bạn muốn biết về kế hoạch của ai đó thì bạn dùng thì tương lai tiếp diễn để đề nghị họ một cách nhã nhặn về việc cho bạn biết về kế hoạch của họ.

Ví dụ:

Will you be staying in here this evening?
(Bạn có dự định tối nay ở lại đây chứ?)

Bạn muốn biết người bạn của bạn tối nay có kế hoạch gì và có ý định ở lại nhà bạn vào tối nay không, trong trường hợp này bạn sử dụng thì tương lai tiếp diễn để diễn đạt)

VI. Dấu hiệu nhận biết thì tương lai tiếp diễn

Để nhận biết thì tương lai tiếp diễn thì bạn phải dựa vào cấu trúc ngữ pháp của nó ở các thể khác nhau, đồng thời dựa vào ý nghĩa của câu để xem đang ở hiện tại, quá khứ hay tương lai.

Vẫn có một vài thủ thuật đó là thường trong câu có các trạng từ chỉ thời gian trong tương lai kèm theo thời điểm xác định:

At this time/ at this moment + thời gian trong tương lai: Vào thời điểm này

Ví dụ:

At this time tomorrow, I will be traveling in Nha Trang.
(Vào thời điểm này ngày mai, tôi sẽ đang đi du lịch ở Nha Trang)

At + giờ cụ thể + thời gian trong tương lai: vào lúc …..

Ví dụ:

At 10 a.m tomorrow my mother will be cooking lunch.
(Vào 10h sáng ngày mai mẹ tôi sẽ đang nấu bữa trưa)

V. Các quy tắc khi thêm đuôi - ing

Thông thường ta chỉ cần cộng thêm -ing vào sau động từ. Nhưng có một số chú ý như sau:

1. Với động từ tận cùng là một chữ e

Ta bỏ e rồi thêm -ing.

Ví dụ:

write – writing
type – typing
come – coming

Tận cùng là hai chữ e ta không bỏ e mà vẫn thêm -ing bình thường.

Ví dụ:

see- seeing
agree- agreeing

2. Với động từ có một âm tiết, tận cùng là một phụ âm, trước là một nguyên âm

Ta nhân đôi phụ âm cuối rồi thêm -ing

Ví dụ:

stop – stopping
get – getting
put – putting

3. Nếu trước phụ âm đứng cuối và trước nó là một nguyên âm dài, thì phụ âm cuối không được nhân đôi

Ví dụ:

Sleep- sleeping

4. Động từ kết thúc bởi các phụ âm như b; d; g; l; m; n; p; r; t, thì những phụ âm cuối được nhân đôi khi thêm –ing.

Ví dụ:

grab - grabbing
Sad- sadding
Slim- slimming
Grin- grinning
Spip- spiping
Prefer- preferring
Hot- hotting

5. Các động từ kết thúc với phụ âm đôi không cần phải nhân đôi phụ âm

Ví dụ:

pack - packing
climb - climbing

6. Các động từ có 2 âm tiết trở lên và kết thúc bởi âm tiết không đánh trọng âm cũng không cần nhân đôi phụ âm

Ví dụ:

visit - visiting
offer - offering

Lưu ý:Travel là một trường hợp ngoại lệ, nó có thể nhân đôi phụ âm "l" hoặc không nhân đôi khi thêm -ing,

7. Các động từ kết thúc bởi -c chuyển sang -ck trước khi thêm -ing hoặc các đuôi khác

Ví dụ:

Panic - panicking .

8. Với động từ tận cùng là ie

Ta đổi ie thành y rồi thêm -ing

Ví dụ:

lie – lying
die – dying

VI. Một số bài tập áp dụng

Cho dạng đúng của động từ trong ngoặc:

1. They are staying at the hotel in London. At this time tomorrow, they (travel) in Vietnam.
2. When they (come) tomorrow, we (swim) in the sea.
3. My parents (visit) Europe at this time next week
4. Daisy (sit) on the plane at 9 am tomorrow.
5. At 8 o’clock this evening my friends and I (watch) a famous film at the cinema.
6. She (play) with her son at 7 o’clock tonight.
7. He (work) at this moment tomorrow.
8. They (make) their presentation at this time tomorrow morning.

Đáp án:

1. will be travelling
2. come – will be swimming
3. will be visiting
4. will be sitting
5. will be watching
6. will be playing
7. will be working
8. will be making

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Advertisements